Thứ Tư, 25 tháng 7, 2007

GP Hai Phong

Giáo Phận Hải Phòng
1679: Ðịa phận Ðông Ðàng Ngoài (Hải Phòng) được thiết lập
3-12-1924: được đổi tên thành Ðịa phận Hải Phòng
24/11/1960: được nâng lên bậc Giáo phận Chính tòa Hải Phòng
Ðức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên
Ðức Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương (qua đời)
Ðức Giám Mục Phêrô Khuất Văn Tạo (qua đời)
Ðức Giám Mục Giuse Trương Cao Ðại (qua đời)
Diện tích: 9,241 Km2
Số giáo dân: 117,047
Số Giáo Xứ: 62
Số Linh Mục: 45
Số Nữ Tu: 75
Chủng sinh: 35
Ứng sinh: 60
Giáo lý viên: 750

Lược Sử Giáo Phận Hải Phòng
Tòa Giám Mục Hải Phòng
46 Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Hải Phòng
Tel: [84]-(31)-842-387; [84]-(31)-745-387
Fax: [84]-(31)-745-765

Nhà Thờ Chánh Tòa Hải Phòng
46 Hoàng Văn Thụ, Q. Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng

Thành Phố Hải Phòng
Giáo Xứ Xuân Hòa
Xuân Hòa,Bạch Ðằng, Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Ðông Xuyên
Ðoàn Lập, Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Nam Pháp
Ðằng Giang, Q. Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Hải Phòng (Nhà Thờ Chính Tòa)
46 Hoàng Văn Thụ, Q. Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ An Tân
Q. Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Liễu Dinh
Trưởng Thọ, An Lão, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Khúc Giản
H. An Lão, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Cựu Viên
P. Quán Trữ, Kiến An, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Nam Am
Tam Cường, Vĩnh Bảo, Thanh Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Hội Am
Cao Minh, Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ An Quý
Công Hiền, Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Thiết Tranh
Vĩnh An, Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Trung Nghĩa
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Xâm Bồ
P. Nam Hải, Q. An Hải, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Ðồng Giới
An Ðồng, An Dương, Hải Phòng

Giáo Xứ Văn Khê
An Thọ, Kiến Thụy, Hải Phòng

Giáo Xứ Kim Côn
Chiến Thắng, Kiến Thụy, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Ðồng Giá
Thiên Hương, Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Gia Ðước
Gia Ðức, Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ My Sơn
762 Ngũ Lão, Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Ðông Côn
Tiên Minh, Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Suý Nẻo
Bắc hưng, Tiên Lãnh, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Lão Phú
Tân Phong, Kiến Thụy, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ An Hải
Phường Gia Viên, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Thư Trung
Phường Ðằng Lâm, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Lãm Hà
Phường Quán Trữ, Quận Kiến An, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Trang Quan
Xã An Ðồng, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ An Toàn
Xã Hòa Nghĩa, Huyện Kiến Thuỵ, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Hữu Quan
Xã Dương Quan, Huyện Thuỷ Nguyên, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Xuân Ðiện
Xã Hòa Bình, Huyện Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Bạch Xa
Xã Nam Hưng, Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng

Giáo Xứ Tiên Ðôi
Xã Ðoàn Lập, Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng

Toàn Tỉnh Quảng Ninh (gồm Hải Ninh và Quảng Yên)
Giáo Xứ Hòn Gai
P. Bạch Ðằng, Thành Phố Hạ Long, Quảng Ninh

Giáo Xứ Cẩm Phả
P. Cẩm Tây, Tx. Cẩm Phả, Quảng Ninh

Giáo Xứ Yên Trì
Hiệp Hòa, Yên Hưng, Quảng Ninh

Giáo Xứ Ðông Khê
Việt Dân, Ðông Triều, Quảng Ninh

Giáo Xứ Trạp Khê
Nam Khê, Tx. Uông Bí, Quảng Ninh

Giáo Xứ Mạo Khê
Ttr. Mạo Khê, Ðông Triều, Quảng Ninh

Giáo Xứ Trà Cổ
Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh

Nhà Thờ Hà Cối
Thánh lễ Khánh Thành nhà thờ Hà Cối
Thị Trấn Quảng Hà, Tỉnh Quảng Ninh

Giáo Xứ Xuân Ninh
Hải Xuân, Móng Cái, Quảng Ninh

Giáo Xứ Ðầm Hà
Ðầm Hà, Quảng Hà, Quảng Ninh

Giáo Xứ Cửa Ông
Thị Trấn Cửa Ông, Tỉnh Quảng Ninh

Giáo Xứ Ðạo Dương
Xã Bình Dương, Huyện Ðông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Hải Dương và Hưng Yên
Giáo Xứ Kẻ Sặt
Tráng Liệt, Bình Giang, Hải Dương

Giáo Xứ Ngọc Lý
Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương

Giáo Xứ Phương Quan
Lê Hồng, Thanh Miện, Hải Dương

Giáo Xứ Từ Xá
Ðoàn Kết, Thanh Miện, Hải Dương

Giáo Xứ Bùi Hòa
Hoàng Hanh, Ninh Giang, Hải Dương

Giáo Xứ Kẻ Bượi
Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương

Giáo Xứ Ba Ðông
Ðồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương

Giáo Xứ Phu Tảo
Thạch Khôi, Gia Lộc, Hải Dương

Giáo Xứ Ðại Lộ
Hà Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương

Giáo Xứ Ðồng Bình
Ninh Hải, Ninh Giang, Hải Dương

Giáo Xứ Ðồng Vạn
Ứng Hòe, Ninh Giang, Hải Dương

Giáo Xứ Bình Hoàng
Vạn Phúc, Ninh Giang, Hải Dương

Giáo Xứ Ðông Lâm
Văn Tố, Tứ Kỳ, Hải Dương

Giáo Xứ Mỹ Ðộng
Hiến Thành, Kinh Môn, Hải Dương

Giáo Xứ Thắng Yên
Thượng Vũ, Kinh Môn, Hải Dương

Giáo Xứ Hải Dương
P. Trần Hưng Ðạo, Thành Phố Hải Dương

Giáo Xứ Ðồng Xá
Ðồng Gia, Kinh Thành, Hải Dương

Giáo Xứ Nghĩa Xuyên
Tam Kỳ, Kim Thành, Hải Dương

Giáo Xứ Văn Mạc
Liên Mạc, Thanh Hà, Hải Dương

Giáo Xứ Hào Xá
Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương

Giáo Xứ Nhan Biểu
Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương

Giáo Xứ Nhân Nghĩa
Nam Ðồng, Nam Sách, Hải Dương

Giáo Xứ Kim Bịch
Nam Chính, Nam Sách, Hải Dương

Giáo Xứ Mức Cầu
Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương

Giáo Xứ Trung Hà
Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương

Giáo Xứ Ðáp Khê
Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương

Giáo Xứ Mạn Nhuế
Ttr. Nam Sách, Hải Dương

Giáo Xứ Phú Lộc
Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương

Giáo Xứ Bùi Xá
Trung Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên

Giáo Xứ Ðào Xá
Ðào Dương, Ân Thi, Hưng Yên

Giáo Xứ An Quý
Thị Trấn Kẻ Sặt, Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương

Giáo Xứ Tâm Kim
Phường Thanh Bình, Thành Phố Hải Dương

Giáo Xứ Hải Ninh
Xã Kim Tân, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương

Giáo Xứ An Thuỷ
Xã Hiến Thành, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương

Giáo Xứ Thuý Lâm
Xã Ðoàn Tùng, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương


(dựa theo Niêm Giám 2005 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
và được bổ túc thêm những Giáo Xứ mới thành lập năm 2006
dựa theo thông tin của TGM Hải Phòng ngày 26/03/2007)


Đôi nét về Giáo Phận Hải phòng
378 tuổi Đức Tin (1627 -2004)
326 tuổi giáo phận (1679 - 2004)

Từ thời xa xưa địa phận Hải Phòng có tên gọi là địa phận Đông Đàng Ngoài bao gồm các địa phận Trung (Bùi chu và Thái bình) và địa phận Bắc (Bắc ninh và Lạng sơn). Địa phận Hải Phòng ngày nay là phần đất còn lại sau khi chia cắt để thành lập địa phận Trung vào năm 1849 và địa phận Bắc vào năm 1883. Và mãi cho đến năm 1924, địa phận Đông Đàng Ngoài mới được đổi tên thành địa phận Hải Phòng. Địa phận Hải Phòng hiện nay bao gồm địa bàn của toàn thành phố Hải Phòng, toàn tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh Hải Dương và một phần tỉnh Hưng Yên, với diện tích 9 241, 1 km2. Tỉ lệ người công giáo so với dân số chung là một con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 3% (113 092/4.654.317). Vấn đề nhân sự, mục vụ, truyền giáo... luôn là những thao thức của các đấng bề trên giáo phận. Lịch sử địa phận Hải phòng có thể chia làm bốn thời kỳ: 1, Thời kỳ phôi thai: từ những năm bắt đầu truyền giáo ở Đàng Ngoài cho đến khi thành lập địa phận Đông Đàng Ngoài (1627 - 1679). 2, Thời kỳ bách hại: từ thời Vua Lê - Chúa Trịnh cho đến Văn Thân (1698 - 1886). 3, Thời kỳ trưởng thành: từ khi chia cắt lần cuối cho đến khi đổi tên thành địa phận Hải phòng (1883 - 1924). 4, Từ năm 1924 đến nay.Hải phòng 376 tuổi đức tin và 324 tuổi Giáo phận, trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử Giáo hội và đất nước.1. Thời kỳ phôi thai (1627 -1679). Sử sách ghi lại rằng, ngay từ những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XVII, cho dù có sự cấm cách của nhà cầm quyền (1628), các nhà truyền giáo: Fontes (1631), Barbosa (1635), Marini (1649)… vẫn âm thầm và kiên nhẫn gieo trồng những hạt giống đức tin trên mảnh đất xứ Đông (Hải dương). Và những hạt giống đức tin đầu tiên đó là: bà Anna, vợ của quan trấn Che Dun đã đem gia nhân và nhiều người trong tỉnh đến với các giáo sĩ để xin được chịu phép rửa, ba thiếu nữ có tên là Monique, Nymphe và Vite… Công cuộc truyền giáo ở xứ Đông phát triển mạnh mẽ, sau 20 năm, tức năm 1647, đã có tới 50 nhà thờ lớn nhỏ. Năm 1659, Đức Thánh Cha Alexandro VII thiết lập hai địa phận Đàng Ngoài và Đàng Trong, và trao cho hai Đức Cha Francois Pallu và Piere Lambert de la Motte cai quản. Địa phận Đàng Ngoài bấy giờ đã là một cộng đoàn hết sức hùng hậu và sống động với gần 300.000 giáo hữu sống một cuộc sống Kitô giáo rất mẫu mực. Và theo thỉnh nguyện của Đức Cha Pallu, ngày 25.11. 1679, Đức Thánh Cha Innocentê XI đã ban Sắc chia địa phận Đàng Ngoài làm hai, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới: địa phận Tây được trao cho Đức Cha De Bourges, địa phận Đông trao cho Đức Cha Francois Deydier. 2. Thời kỳ bách hại. Dưới thời Đức Cha Juan de Santa Thập (1706 - 1721), năm 1712, An Đô Vương Trịnh Cương (1706 -1729) ra Chiếu cấm Đạo: các nhà thờ bị triệt hạ, các đồ thờ bị phá hủy, các thừa sai bị lùng bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, có tới 147 nhà thờ bị phá hủy và tịch thu, 304 giáo dân bị thích chữ vào mặt. Cuộc bách hại đang đi tới chỗ quyết liệt, thì thiên tai thi nhau đổ xuống trong hai năm 1713 -1714: đói khát, ôn dịch, bão lụt tàn phá dữ dội, giặc giã nổi lên khắp nơi, làng Kẻ Sặt bị đốt ra tro, chỉ có ngôi nhà thờ xinh đẹp vừa mới xây xong may mắn thoát nạn.Thời Đức Cha Hilario de Giêsu Hy (1737 -1757), năm 1737, Trịnh Giang (1729 -1740) lại ra Chiếu cấm Đạo. Nhiều thừa sai dòng Tên và dòng Đaminh bị bắt và bị giết, Sau khi Trịnh Giang qua đời, Giáo hội chỉ được hưởng 2 năm bình an. Năm 1765, Trịnh Doanh lại ra chỉ dụ cấm Đạo một lần nữa. Đây là cuộc bách hại thứ nhì dưới triều Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786): binh lính được tung đi khắp nơi, trên bộ, dưới sông, len lỏi vào các làng mạc, kiểm soát các ghe thuyền, tìm bắt các đạo trưởng, hàng giáo sĩ dòng, triều lại một phen lẩn tránh, giáo dân tản mác đau thương. Cha Vicentê Phạm Hiếu Liêm là người Việt nam đầu tiên tử đạo (1773); thầy giảng Emmanuel Triệu (Tựu) cùng với 20 giáo dân chịu trảm quyết cùng ngày 29. 01. 1777 ở Hải Dương. 206 nhà thờ bị triệt hạ. Thời Tây Sơn (1783 - 1802): Chiến tranh giữa Bắc và Nam, giữa Tây Sơn và quân Thanh gây nhiều thiệt hại cho địa phận: nhiều nhà thờ và nhà chung bị đốt ra tro, nhiều làng công giáo bị cướp phá. Nhưng đối với lệnh cấm Đạo của nhà Vương, nhờ tình bằng hữu giữa Đức Cha Hernandez Tuấn và quan trấn thủ xứ Nam, nên tránh được nhiều thiệt hại và cảnh bắt bớ. Tuy nhiên các cha cũng phải khéo léo lẩn trốn và tránh những cuộc hội họp đông người. Vào thời Gia long (1802 - 1820): bầu khí an bình kéo dài được 20 năm, các linh mục được tự do rao giảng, xây nhà thờ, nhà chung ở nhiều nơi. Nhiều người bỏ Đạo xin trở lại. Trong vòng 10 năm có trên 10.000 người lớn xin chịu phép Rửa.Sang thời Minh Mạng (1820 - 1841): ngày 06. 01. 1833, vua Minh Mạng lại hạ Chiếu cấm Đạo toàn quốc: cấm các Tây Dương đạo trưởng vào nước, lùng bắt cho kỳ hết các Đạo trưởng ngoại quốc cũng như bản xứ, tiêu diệt mọi tín hữu ở khắp nơi và phá bình địa các nhà thờ và nhà chung. Từ khi có chiếu chỉ này, trên 400.000 giáo dân trong nước lâm vào cảnh điêu đứng. Số người Công giáo nối tiếp nhau ngã gục dưới lưỡi gươm của triều đình. Vào cuối thời Minh Mạng địa phận phải chịu những cơn bão táp dữ dội nhất: Đức Cha chính Delgado Y chết rũ tù, Đức Cha phó Hernares Minh cùng với cha chính Fernandez Hiền và 8 cha dòng người Việt nam chịu trảm quyết cùng năm 1838.Đến thời Thiệu Trị (1841 - 1847): Thiệu Trị không tàn bạo như Vua cha, nhưng ông không tuyên bố huỷ bỏ các chiếu chỉ cấm đạo, nên việc bách hại vẫn còn xẩy ra ở một số nơi. Lợi dụng tình thế tương đối yên ổn đó, các thừa sai đến các họ đạo chính để giáo dân đến gặp và xưng tội. Đặc biệt, Đức Cha Hermosilla Vọng (1841 - 1861) cho mở lễ “Đầu Dòng” rất long trọng tại Nam Am vào ngày lễ thánh Đaminh năm 1844. Có 13 cha Tây, Việt, dòng, triều, gồm 200 thầy, chú, cậu thuộc nhà Đức Chúa Trời và rất đông giáo dân từ các nơi lân cận tới tham dự. Suốt 8 ngày liền, giáo dân thay đổi nhau đến kính viếng. Nhân dịp này, nhiều người lớn, trẻ em được chịu phép Thêm Sức. Thời vua Tự Đức (1848 - 1862): năm 1848, vua Tự Đức lại ban Chiếu cấm Đạo, cũng là năm Đức Thánh Cha Piô IX ra Sắc chia cắt địa phận Đông Đàng Ngoài làm hai: Đông Ký và Trung Ký. Địa phận Trung gồm hai phần ba tỉnh Nam định và cả tỉnh Hưng yên, có 139.000 giáo dân, với 624 xứ. Và trao cho Đức Cha Marti Gia. Địa phận Đông nay còn: Hải dương, Quảng yên, Bắc ninh, Tuyên quang, Thái nguyên, Lạng sơn, Cao bằng, có 45.000 giáo dân, 327 họ đạo. Ngày 05. 08. 1861, vua Tự Đức tiếp tục ban Chiếu cấm Đạo đẩy cuộc bách hại đến tột cùng tàn nhẫn, được gọi là chiếu chỉ “phân sáp”. Một chính sách phi nhân chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mục đích của chiếu chỉ này là “tiêu diệt đạo Giatô” tận gốc. Một chính sách “tát nước bắt cá”. Giữa tình thế đau thương nhất do chiếu chỉ này: ngày 01. 11. 1861, Đức Cha Liêm gục ngã dưới lưỡi gươm của nhà vua tại Hải Dương, lại một lần nữa địa phận không có chủ chăn. Lúc này địa phận chỉ còn mươi linh mục dòng, triều bản quốc. Nhưng rồi con số này cũng giảm đi dần vì các cha cũng bị bắt và bị giết.Và vào thời Văn Thân (1864-1886): phong trào Văn thân với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả” hoành hành khắp miền Trung, gây nhiều thiệt hại về vật chất và sinh mạng trong hai địa phận Đông và Bắc Đàng Trong, và địa phận Nam Đàng Ngoài, nhưng lại ít hoạt động ở hai địa phận Đông và Trung Đàng Ngoài, nên không có sự xung đột lương giáo, ngược lại lương dân xin theo Đạo khá đông.Ngày 29. 05. 1883, Toà Thánh chấp nhận đơn thỉnh nguyện của Đức Cha Antoniô Colomer Nguyên xin chia cắt địa phận Đông làm hai: một giữ tên địa phận Đông gồm các tỉnh Hải dương, Kiến An, Quảng yên, Hải ninh, trao cho Đức Cha Terres Hiến; và một lấy tên địa phận Bắc dành cho Đức Cha Colomer Lễ, gồm các tỉnh Bắc ninh, Thái nguyên, Cao bằng, Lạng sơn… Khi chia cắt lần cuối cùng này, địa phận Đông còn lại 1 Giám Mục, 5 cha dòng (2 Tây, 3 Việt) và 21 linh mục triều, 15 đại chủng sinh, 47 thầy giảng, 27 nữ tu và 36. 000 giáo hữu trong 18 giáo xứ và 187 giáo họ.3. Thời kỳ trưởng thành.Thời kỳ bách hại đã khép lại với sự tan dã của phong trào Văn Thân. Cũng như các địa phận khác, địa phận Đông bước vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn này, nhiều nhà thờ được xây dựng: Hải Phòng do cha Massô Tế xây năm 1876, Kẻ Sặt do cha chính Garcia Liêm xây năm 1889, đặc biệt nhất là ngôi Đền thánh Hải dương kiểu Rôma pha Grec - Byzantin được xây cất năm 1928 ngay trên mảnh đất thấm máu các anh hùng tử đạo. Việc đào tạo giáo sĩ dòng, triều và thanh thiếu niên được các thừa sai quan tâm hơn hết: tiểu chủng viện Đông xuyên, trường kẻ giảng Kẻ sặt, đại chủng viện Ba đông, trường Khuyến học Hải dương, trường đệ tử Đaminh Hải dương, trường các nữ tu thánh Phaolô ( Hải phòng 1833, Hải dương 1911) và sư huynh Lasan (trường St. Joseph Hải phòng 1906) được mời đến đảm nhận nhiều cơ sở bác ái và giáo dục. Ngày 11. 02. 1900. Công đồng Bắc kỳ lần thứ nhất họp tại Kẻ sặt dưới sự chủ toạ của Đức Cha Terres Hiến, có bảy Giám mục tham dự, 8 Nghị Phụ được mời gồm: 3 cha chính, 3 cha bề trên địa phận và 2 nhà thần học làm công chứng. Và năm 1924, dưới thời Đức Cha Ruiz de Azua Minh (1917 - 1930), địa phận Đông được chính thức đổi tên thành địa phận Hải phòng.4. Từ năm 1924 đến nay. Năm 1939, bảy năm sau khi Đức Cha Gomer Lễ (1933 - 1952) lãnh nhiệm vụ Chủ Chăn, tình hình địa phận Hải phòng được diễn tả bằng những con số sau đây: 1 Giám Mục và 24 linh mục dòng Đaminh, 87 linh mục triều, 20 đại chủng sinh, 135 thầy giảng, 130 tiểu chủng sinh, 30 học sinh trường Thầy giảng. Hàng tu sĩ có 8 sư huynh Lasan, 44 nữ tu dòng thánh Phaolô điều khiển trường St. Dominique Hải phòng, 130 dì phước dòng Ba sinh hoạt trong 5 nhà, 120.000 tín hữu trên tổng số 1.620.000 (chiếm 7,4%), chia làm 13 hạt, 56 giáo xứ, 500 giáo họ, 450 nhà thờ, 57 đất thánh…Công cuộc truyền giáo trên toàn lãnh thổ địa phận đang trên đà phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Giuse Trương Cao Đại (1953 -1954), vị Giám mục tiên khởi người Việt nam của địa phận, thì hiệp định Geneve chia đôi đất nước, cuộc di cư năm 1954 đã ảnh hưởng rất lớn đến bước tiến đó. Đức Giám mục cùng với 75 linh mục dẫn đưa toàn bộ chủng sinh, học sinh trường Thầy giảng, dì phước Đaminh và khoảng 65. 000 giáo dân di cư vào Nam. ở lại địa phận chỉ còn 8 linh mục, 10 chủng sinh và 64. 617 giáo hữu.Từ biến cố năm 1954 ấy, địa phận Hải Phòng lại phải đối mặt với một hoàn cảnh mới đầy khó khăn thử thách. Mặc dù Toà Thánh đã bổ nhiệm một vị Giám mục rất nhiệt thành và can đảm là Đức Cha Phêrô Khuất Văn Tạo (1956), nhưng vì sức khỏe của Đức Cha yếu kém bởi nhiều chứng bệnh, và vì số linh mục ở lại còn quá ít, nên khó khăn chồng chất, thiếu thốn trăm bề... Tuy nhiên địa phận vẫn tồn tại và tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, bởi trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt đến mấy, Đức Giám mục, các linh mục và đoàn chiên khiêm tốn ấy luôn đặt trọn niềm tin nơi Thiên Chúa quan phòng. Và mặc dù hoàn cảnh không cho phép vị Chủ Chăn ra khỏi Toà Giám mục đến với đoàn chiên, thì cách gián tiếp, Đức Cha và các cha không ngừng nâng đỡ, dẫn dắt đoàn chiên của mình. Sau 21 năm phục vụ địa phận. Đức Cha từ trần ngày 19. 08. 1977, thọ 75 tuổi.Cha Giuse Nguyễn Tùng Cương, quản lý Toà Giám mục Hà nội được tấn phong làm Giám mục Hải phòng. Ngài về nhận địa phận ngày 24. 02. 1979. Với vị Chủ Chăn mới, hoàn cảnh xã hội bắt đầu đổi thay, mọi khó khăn cũng dần qua đi. Với thời gian, địa phận từ từ đi lên và lấy lại được sức sống vốn có của mình. Từ chỗ chỉ có 8 linh mục còn khả năng làm mục vụ, không tu sĩ, hết thầy giảng, không một điều kiện đào tạo... cho đến khi Đức Cha qua đời ngày 10. 03. 1999, sau 20 năm cai quản, địa phận có 23 linh mục, 24 đại chủng sinh, hàng trăm ứng sinh nam nữ... Địa phận bầu cha Đaminh Nguyễn Chấn Hưng, chính xứ Kẻ sặt làm Giám quản.Sau 3 năm 8 tháng 16 ngày trống ngôi, ngày 26. 11. 2002, địa phận đón mừng tin vui lớn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm cha Giuse Vũ Văn Thiên, người con tiên khởi của địa phận làm Giám mục Hải phòng. Như vậy, sau 376 năm, hạt giống đức tin được gieo trên mảnh đất xứ Đông, và sau 324 năm thành lập địa phận, Hải phòng trải qua 24 đời Giám mục. Vị Chủ Chăn thứ 25 của địa phận là người Hải phòng. Với sự kiện truyền chức 11 tân linh mục vào ngày 02. 02. 2004, địa phận đã có 40 linh mục, 28 đại chủng sinh, 96 ơn gọi đang chờ nhập học, 60 chị em tận hiến, 350 Giáo lý viên, 62 giáo xứ với 120 000 giáo hữu trên 4.654.317 dân… Trong số 62 giáo xứ, hiện mới có 29 xứ có cha xứ, 33 xứ chưa có linh mục.Để hiểu về địa phận thì không thể căn cứ trên những con số thống kê hay qua một khoảnh khắc nhìn lại như thế, nhưng chỉ có thể cảm nghiệm trong sự chia sẻ, thao thức và có cùng một kinh nghiệm của những người con, những chứng nhân của địa phận mà thôi.Mối ưu tư của Đức tân Giám mục và của hàng giáo sĩ địa phận hôm nay, ngoài sự lo lắng về một gia tài vật chất đổ nát sau thời kỳ quá độ mấy mươi năm khó khăn rất cần được trùng tu và những khoảng trống về tinh thần, giáo lý của mấy thế hệ sau những năm dài vắng bóng các vị mục tử trong các giáo xứ, còn phải đối mặt với một thực trạng mới là sự “sa mạc hoá” các xứ đạo nông thôn, tình trạng nghèo nàn thất học ở các giáo xứ vùng sâu, cuộc sống tiêu thụ, kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào cơ cấu các giáo xứ, giáo họ và gia đình, nhất là với giới trẻ...Tất cả như một thứ chất độc đang từng ngày ăn mòn nền tảng đạo đức, luân lý truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam. Các ngài luôn trăn trở để tìm ra những phương thế mục vụ thích hợp trong các địa bàn tập trung giới sinh viên đại học và các khu công nghiệp với hàng vạn lao động trẻ đến từ các giáo xứ vùng nông thôn... Để đáp ứng nhu cầu mục vụ cho những con người cụ thể trong một thế giới đa nguyên hôm nay, các mục tử sẽ phải đối diện với những đòi hỏi ngày càng gia tăng, sẽ phải chạm trán với những khác biệt, những thách đố ngày càng lớn trong mọi lĩnh vực… như các Ngôn Sứ Cựu Ước xưa.Về cuộc đời của các mục tử cao niên thì khó mà diễn tả cho thực, vì rằng trong những hoàn cảnh khó khăn các ngài đã trải qua, thì tất cả ngôn từ, cho dù hay ho đến đâu cũng chỉ là sáo ngữ. Hành trình ơn gọi của các ngài là cả một chặng đường thánh giá, một cuộc chiến triền miên: nào tù đày, quản chế, nào dượt đuổi, bách hại, và không ít đấng đã phải nằm lại trong chốn lao tù. Cho đến hôm nay, trên khuôn mặt các ngài vốn đã in dấu ấn của thời gian và thử thách, lại hằn thêm những trăn trở, thách đố của thời cuộc. Các linh mục trẻ mới lãnh nhận thừa tác vụ linh mục vào ngày 02 tháng 02 vừa qua, trong dịp Mùa Chay, cũng đã được Đức Giám mục sai đi như những “linh mục ba lô” đến các giáo xứ lâu năm vắng bóng linh mục. Các ngài tối ngày long đong, tất tả trên các nẻo đường phục vụ. Các ngài luôn day dứt trước những khát vọng tâm linh của con người thời đại, bức xúc trước những vấn đề xã hội và trăn trở, tìm những phương thế, những hình thức rao giảng Tin mừng cho phù hợp với trình độ, với tâm trạng và thích nghi hoàn cảnh sống của các tín hữu, nhất là giới trẻ…Địa phận Hải phòng nằm trọn trong vùng tam giác kinh tế chiến lược phía Đông Bắc: Hải phòng - Hải dương - Quảng ninh. Vùng tam giác kinh tế này đang trên đà phát triển mạnh mẽ sau những năm dài trì trệ, và đời sống Đạo cũng mỗi ngày một khởi sắc sau những năm dài khó khăn. Địa phận Hải phòng hôm nay đang đứng trước những vận hội mới cũng như những thách đố mới. Vùng tam giác kinh tế chiến lược này phải chăng cũng cần được đặt cho một cái tên mới: "vùng tam giác chiến lược truyền giáo”?Ôn lại lịch sử địa phận, không phải chỉ để ca tụng hay lấy đó làm hãnh diện về một gia tài đức tin 376 năm tuổi, một truyền thống quí báu, một gia sản vật chất vô giá được xây dựng và tích lũy suốt 324 năm lịch sử, với biết bao gương lành và sự thánh thiện, bao mồ hôi và công sức, bao hy sinh và gian khổ, bao nước mắt và máu đào của các Đấng Bậc và Tiên Tổ, mà hơn nữa, còn để thêm lòng yêu mến, hăng hái, can đảm, hy sinh và bền tâm nối gót các Đấng Bậc Tiền Nhân xây dựng địa phận. Ngày hôm nay địa phận đang đặt nhiều kỳ vọng nơi thế hệ trẻ và mong chờ sự đáp trả theo tiếng gọi của Đức Kitô: “Các con là muối đất. Các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13 - 14).
LM Phaolô Vũ Đình Viết